Cờ thú – Jungle Game là một trò chơi thú vị dành cho tất cả mọi yêu thích chơi cờ đặc và biệt là trẻ em. Mỗi quân cờ sẽ tượng trưng cho một loài động vật có sức mạnh khác nhau. Mục tiêu của trò chơi này là ăn hết tất cả quân cờ thú của đối thủ. Nếu bạn đang tìm hiểu về cách chơi cờ thú thì hãy cùng mình theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Hướng dẫn chơi Cờ thú
I. Cờ thú là gì? Nguồn gốc trò chơi
Cờ thú là một game chiến lược hai người chơi lấy bối cảnh địa hình rừng rậm với các hang và cạm bẫy xen kẽ các con sông. Mỗi người sẽ sở hữu cho mình 8 quân cờ, mỗi quân sẽ đại diện cho 1 con vật trong rừng có sức mạnh cấp bậc khác nhau. Động vật có cấp bậc sức mạnh cao hơn sẽ ăn hoặc bắt động vật có cấp bậc sức mạnh yếu hơn. Có hai cách để thắng trò chơi là đưa quân cờ của mình vào hang đối phương hoặc ăn hết tất cả quân cờ của đối phương.
Cờ thú là gì?
Cờ thú là trò chơi bắt nguồn từ Trung Quốc. Trò chơi được chơi trên bảng 7 × 9 và rất phổ biến với trẻ em do có hình ảnh động vật sinh động trên mỗi quân cờ. Trò chơi còn được gọi là The Jungle Game, Children’s Chess, Oriental Chess hoặc Animal Chess.
II. Bộ trò chơi cờ thú
1. Bàn chơi
Một bàn cờ thú gồm 7 cột và 9 hàng ( 63 ô vuông) được in trên khổ giấy hình chữ nhật. Bàn cờ được chia làm hai phần bằng nhau tượng trưng cho vùng đất của hai người chơi. Trên bàn cờ sẽ có những ô vuông có vị trí đặc biệt:
- Hang: mỗi người chơi sẽ có 1 hang được đặt trung tâm của hàng đầu tiên ở bàn chơi phía mình. Đây là vị trí mục tiêu mà đối thủ sẽ nhắm đến để có thể giành chiến thắng, vì thế bạn cần phải chú ý vị trí này nhé.
- Bẫy: mỗi đội sẽ có 3 cái bẫy được đặt phía trên và hai bên của hang.
- Khu vực Sông: nằm ở trung tâm bàn cờ với diện tích hình chữ nhật 2 x 3 (6 ô vuông).
Bàn Cờ thú
2. Quân cờ và cấp bậc
Quân cờ và cấp bậc
Quân cờ có 2 màu là Xanh và Đỏ đại diện cho hai người chơi. Mỗi người chơi sẽ sở hữu 8 quân cờ, mỗi quân cờ sẽ đại diện cho một loài động vật có cấp bậc sức mạnh khác nhau và được gắn hình ảnh động vật trên quân cờ đó. Cấp bậc sức mạnh của các loài động vật như sau:
Quân | Bậc |
Voi ( Elephant) | Bậc 8 |
Sư tử (Lion) | Bậc 7 |
Hổ (Tiger) | Bậc 6 |
Báo ( Leopard ) | Bậc 5 |
Chó ( Dog) | Bậc 4 |
Sói ( Wolf) | Bậc 3 |
Mèo (Cat) | Bậc 2 |
Chuột ( Rat) | Bậc 1 |
3. Vị trí quân cờ
Trước khi bước vào chơi cờ bạn cần sắp xếp các quân cờ vào vị trí trên bàn cờ. Trên bàn có sẽ có sẵn vị trí các quân cờ được ghi tên sẵn bạn chỉ cần đặt quân cờ vào đúng vị trí đó là được.
III. Cách chơi cờ thú
1. Cách giành chiến thắng
Mục tiêu chiến thắng của cờ thú là bạn phải đưa được một quân cờ bất kỳ của mình vào hang đối thủ hoặc ăn tất cả các quân cờ của đối thủ.
2. Cách di chuyển các quân cờ
Người chơi sẽ chọn quân Xanh di chuyển trước và như thế cứ luân phiên giữa hai người chơi. Đến lượt chơi của mình người chơi sẽ di chuyển một quân cờ. Tất cả các quân cờ sẽ di chuyển theo một quy tắc đó là chỉ được di chuyển tiến hoặc lùi 1 ô, sang phải hoặc sang trái 1 ô và tuyệt đối không được di chuyển chéo ô. Ngoài ra người chơi còn phải tuân thủ các nguyên tắc di chuyển như sau:
- Chuột là động vật duy nhất có thể đi vào vùng Sông.
- Sư tử và Hổ có thể nhảy qua Sông theo chiều ngang hoặc dọc bằng cách nhảy từ một hình vuông bên bờ nước bên này sang hình vuông ở đối diện ở bờ bên kia. Nếu hình vuông này đang chứa một loài động vật bằng và thấp hạng hơn, Sư tử và Hổ có thể ăn quân cờ đó. Động tác nhảy này sẽ bị chặn (không được phép) nếu có một quân Chuột đang đứng ở ô vuông Sông trên đường nhảy này.
Đối với Bẫy
- Người chơi có thể nhảy ra vào các ô Bẫy của mình mà không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên, nếu một người chơi có quân cờ nhảy vào ô Bẫy của đối thủ, quân cờ này sẽ bị coi là mắc bẫy, mất hết toàn bộ sức mạnh về cấp 0 và có thể bị bắt bởi bất cứ một quân cờ nào. Cấp bậc của quân cờ sẽ được khôi phục khi thoát khỏi ô Bẫy.
Đối với Hang
- Người chơi không được di chuyển vào Hang của mình.
- Người chơi nào di chuyển được bất kỳ quân nào vào Hang của đối thủ thì sẽ là người chiến thắng.
Cách chơi cờ thú
3. Cách bắt quân, ăn quân
Mỗi quân cờ sẽ được ăn hoặc bắt quân cờ đối thủ khi di chuyển đúng luật và quân cờ “bắt” phải có thứ hạng bằng hoặc cao hơn quân cờ “bị bắt”. Lúc này quân cờ “bị bắt” sẽ bị loại khỏi vị trí của nó trên bàn cờ và được thay thế bằng quân cờ “bắt” nó.
Ví dụ:Báo (5) có thể bắt Báo (5), Báo (5) có thể bắt Chó (4) nhưng Chó (4) không thể bắt Báo (5).
Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp ngoại lệ như sau:
- Chuột có cấp bật thấp nhất nhưng lại có thể ăn hoặc bắt 1 con Voi trên vùng đất. Điều này được giải thích vì Chuột “chạy vào tai và gặm nhấm não của Voi”
- Mỗi quân Chuột ở dưới nước là bất khả xâm khỏi bởi bất kỳ quân cờ nào ở trên cạn dù cấp bật có cao hơn. Vì vậy chỉ có những quân Chuột dưới nước thì mới có thể ăn nhau.
- Một quân cờ đi vào một trong các ô bẫy của đối thủ sẽ bị giảm cấp bậc xuống 0. Do đó, quân bị mắc bẫy có thể bị bên đối thủ bắt bằng bất kỳ quân cờ nào, bất kể thứ hạng. Quân cờ bị mắc bẫy sẽ được khôi phục thứ hạng bình thường khi nó thoát ra khỏi ô bẫy của đối thủ.
Cách bắt quân, ăn quân
Cách chơi Cờ thú thật dễ dàng đúng không nào? Hy vọng sau khi theo dõi bài viết trên bạn sẽ có thể chơi môn Cờ thú thú vị này. Hãy để lại bình luận nếu muốn mình hướng dẫn thêm một trò chơi cờ nào khác nữa nhé. Chúc các bạn thành công!