Omega – hay còn được biết đến với cái tên Cỗ máy tri giác là một vị tướng đấu sĩ thiên đỡ đòn vô cùng mạnh. Với khả năng khống chế cứng và gây sát thương diện rộng, Omega luôn mang lại cảm giác khó chịu cho mọi địch thủ. Nổi bật hơn hết là khả năng gây sát thương chuẩn và hiệu ứng lên công trình, Omega sẽ là “cậu bé vàng trong làng đẩy trụ”. Cùng tìm hiểu sức mạnh của Omega, cách lên đồ, bảng ngọc, combo hiệu quả nhé!
I. Điểm mạnh và điểm yếu của Omega
1. Điểm mạnh
Điểm mạnh nhất của Omega vẫn là khả năng đẩy trụ nhanh với sát thương chuẩn và khả năng gây hiệu ứng lên công trình. Cùng với đó là khả năng gây khống chế nhiều và liên tục cũng khiến Omega có thể trở thành một đấu sĩ chống chịu có khả năng bảo kê cao.
Omega Liên Quân Mobile
2. Điểm yếu
Omega là một tướng đấu sĩ thiên về chống chịu nên điểm yếu của cỗ máy này là độ cơ động thấp. Kèm theo đó là các kỹ năng tiêu hao năng lượng nhiều khiến đôi khi Omega không có đủ mana để tung chiêu liên tục. Khả năng gây sát thương về cuối trận của Omega khá kém.
II. Tướng đồng minh và khắc chế Omega
1. Tướng đồng minh
Các tướng đồng minh có khả năng gây sát thương cao sẽ rất thích hợp đi với Omega như , hay . Các tướng này sẽ thay Omega gây sát thương lên kẻ địch trong lúc cỗ máy này khống chế các mục tiêu, có thể nói các vị tướng này sẽ bù đắp cho Omega về khả năng gây sát thương kém.
Tướng đồng minh
2. Tướng khắc chế
Là một tướng đấu sĩ thiên về chống chịu nên các tướng có khả năng gây sát thương chuẩn như , hay Yorn sẽ là các vị tướng khắc chế cứng Omega. Các vị tướng này sẽ gây sát thương thẳng vào máu của cỗ máy này mà không cần phải trừ đi lớp giáp ảo trước.
Tướng khắc chế
III. Cách cộng điểm kỹ năng và combo skill Omega
1. Cách cộng điểm kỹ năng
Cách cộng điểm kỹ năng
2. Combo chiêu thức
Người chơi Omega có thể combo chiêu thức như sau: Dùng chiêu 1 tăng tốc chạy và tiếp cận, hất tung đối thủ. Sau đó cùng chiêu 2 gây sát thương và không chế đối phương, cuối cùng dùng chiêu cuối để tiêu diệt hoặc tháo chạy với khả năng hất văng mục tiêu và gây sát thương.
IV. Bảng ngọc cho Omega
- Ngọc đỏ: 10 viên giáp/máu tối đa/tốc đánh
- Ngọc tím: 10 viên máu tối đa/ tốc chạy/hồi máu.
- Ngọc xanh: 10 viên máu tối đa/giảm hồi chiêu
bảng ngọc Omega
Ngọc bổ trợ trên tăng mạnh cho Omega khả năng gây sát thương. Với các thuộc tính trên sẽ cho Omega lượng sát thương ổn định ngay từ đầu trận đấu. Kèm theo đó là một chút tốc đánh cộng thêm để hạn chế việc Omega bị thả diều bởi các tướng có độ cơ động cao hơn.
V. Cách lên đồ cho Omega
trang bị Omega
Khởi đầu với Giáp Gai và Giày kiên cường sẽ cho Omega có đủ lượng máu tối đa để đi đường một cách tốt nhất. Kèm theo đó là khả năng giảm giáp và khả năng di chuyển ngoài giao tranh nhanh mạng lại lợi thế nhất định cho Omega.
Các trang bị tiếp theo sẽ tăng mạnh khả năng phòng ngự cho Omega như Huân chương Troy, Khiên huyền thoại. Với lượng giáp, giáp phép và máu tối đa từ các trang bị này sẽ giúp Omega tự tin hơn và không ngần ngại bất cứ đối thủ nào. Khả năng hồi phục, giảm tốc chạy, tốc đánh của đối phương từ trang bị sẽ giúp Omega dẻo dai hơn và hạn chế được việc bị thả diều từ xạ thủ đối phương.
Trang bị cuối cùng là Giáp hộ mệnh sẽ cho Omega vững chắc trong giao tranh, có thêm một cơ hội để lật kèo trong combat.
VI. Phù hiệu và phép bổ trợ cho Omega
- Phù hiệu chính: Rừng nguyên sinh, chạy sông, lượng máu, Trói buộc.
- Phù hiệu phụ: Vực hỗn mang, hồi phục. Thành k.nguyên, hồi máu.
phù hiệu cho Omega
Bộ phù hiệu trên sẽ tối ưu hóa tất cả điểm mạnh của Omega với các điểm lượng máu, hồi phục, Trói buộc sẽ giúp cỗ máy này có khả năng chống chịu tốt. Cùng với đó là bù đắp chút ít nhược điểm với chạy sông và hồi năng lượng giúp Omega hạn chế được việc bị thả diều và hết năng lượng một cách nhanh chóng.
Phép bổ trợ người chơi có thể cân nhắc giữa tốc biến để tạo đột phá bất ngờ cho đối phương hoặc hồi máu để tăng khả năng hồi phục cho Omega.
VII. Cách chơi Omega
1. Giai đoạn đầu game
Ở giai đoạn đầu game khi tướng đối phương chưa phát huy sức mạnh, Omega có thể tận dụng lợi thế khống chế để đè áp lực lên đấu sĩ team địch. Omega cũng có thể đảo đường hỗ trợ đồng đội hay quấy rối rừng đối phương để mang lại lợi thế nhất định cho đội hình.
2. Giai đoạn giữa game
Ở giai đoạn này Omega có khả năng chống chịu cao hơn từ các trang bị mang lại, cỗ máy này có thể quấy rối đấu sĩ đi đường và rừng đối phương liên tục. Tận dụng thời gian giao tranh ở các đường khác, người chơi Omega có thể tranh thủ phá trụ bằng khả năng gây sát thương lớn lên công trình. Và cũng đừng quên quấy nhiễu team đối phương khi team địch có ý định ăn các bùa lợi lớn như dơi quỷ hay rồng nhé!
3. Giai đoạn cuối game
Ở giai đoạn cuối trận đấu khi các tướng đối phương có lượng trang bị phòng ngự ổn định. Omega nên chú ý bảo kê các nguồn sát thương lớn trong đội hình giao tranh tổng. Hạn chế việc truy đuổi gắt gao các mục tiêu và tách bản thân ra khỏi giao tranh.
VIII. Một số lưu ý và mẹo khi chơi Omega
Chiêu cuối của Omega có khả năng khống chế liên tục và không thể dừng lại nên người chơi cần cân nhắc tung chiêu một cách hợp lý. VD: Khi sát thủ team đối phương lao vào áp sát các nguồn sát thương chủ lực, Omega có thể vận chiêu cuối và hất văng đối thủ không cho địch thực hiện được ý định.
IX. Mẹo khắc chế Omega
Ngoài việc sử dụng các tướng có khả năng gây sát thương chuẩn, người chơi còn có thể sử dụng các trang bị làm chậm như Áo choàng băng giá, Trượng băng hay Rìu Hyoga để làm kiệt quể cỗ máy này, tạo tiền đề cho việc thả diều Omega đến khi nằm xuống.
Hy vọng với bài viết hướng dẫn chi tiết tướng đấu sĩ đường trên Omega sẽ giúp bạn có thể hiểu về cỗ máy chiến đấu này. Qua đó chọn được cho bản thân lối chơi, tướng đồng minh hoặc khắc chế một cách hiệu quả nhất. Và đừng quên thích, chia sẽ cũng như để lại bình luận các vị tướng mà bạn yêu thích để mình có thể review sớm nhất trong bài viết sắp tới nhé!
Một số mẫu điện thoại cho bạn thỏa sức chiến game đang kinh doanh tại Pes.vn